Ngày 8 tháng 10 năm 1996 Phiên bản Corel 7.0 chạy trên nền tảng win 95 và NT được giới kỹ thuật viên đồ họa đặc biệt quan tâm. Bản thân tôi mãi đến năm 1998 mới lần đầu tiên tiếp xúc với Corel version 7.0, lúc đó tôi bị cuốn hút và nghiện cái phần mềm này kinh khủng. Giới kỹ thuật viên đồ họa lúc đó xem Corel như là một vũ khí tối thượng có thể tự hào khi chém gió trong các cuộc trò chuyện về chuyên môn kỹ thuật chế bản, in lụa và đồ họa. Lúc đó ngành đồ họa còn phát triển rất sơ khai tại Việt Nam, bởi vì máy tính vào thời điểm đó là một thiết bị đắt đỏ và xa xỉ. Chiếc máy tính đầu tiên tôi được tiếp xúc vào thời điểm đó có cấu hình thấp và chạy CPU Pentium 166 MMX chạy windows 95. Nhưng hiện nay Corel đang dần đánh mất vị thế trước illustrator. Giới Designer hiện tại hầu như ít ai dùng Corel. Nhưng trong giới làm nghề quảng cáo và in kỹ thuật số Corel vẫn là một công cụ đắc lực.

Corel và ngành in kỹ thuật số
Trước đây khi nghề vẽ pano rất thịnh hành và nguồn nhân lực có tay nghề còn ít và yếu kém. Thợ vẽ pano giống như những nghệ sỹ thực thụ. Họ đã tô điểm và làm đẹp thêm cho thành phố bằng những tác phẩm độc đáo. Đúng như vậy ngành quảng cáo ngoài trời trước đây của Việt Nam hoàn toàn bằng các phương pháp thủ công. Tôi cũng không nhớ rõ thời điểm chiếc máy in khổ lớn tại Việt Nam là năm nào nhưng từ khi ngành công nghệ thông tin bùng nổ và máy tính bắt đầu được nhiều người quan tâm thì ngành quảng cáo bắt đầu chuyển hướng nhiều sang in ấn. Những pano được hoàn thành không còn mất nhiều thời gian như trước nữa, máy in kỹ thuật số bắt đầu lên ngôi. Năm 1996 Adobe ra mắt illustrator phiên bản 5.1 dành cho Windows nhưng tôi hoàn toàn không thấy ai sử dụng vào thời điểm đó, mọi thứ còn rất sơn khai. Những phiên bản illustrator trước đa số chỉ dành cho máy Mac đắt đỏ có giá thành gấp 3 lần máy PC. Nên illustrator thời điểm đó không thông dụng cũng không có gì lạ.

Corel có giao diện trực quan lối tư duy sắp xếp các công cụ cũng như các lệnh gần gũi nên giới đồ họa rất yêu thích. Corel có những công cụ tuyệt vời cho việc thiết kế logo, chèn hình ảnh cũng như xuất file mạnh mẽ. Corel có thể giao tiếp với nhiều chuẩn định dạng file lúc đó. Nên việc xử lý và xuất file cho in ấn rất tiện dụng đặc biệt là in kỹ thuật số. Những tấm pano khổ lớn nên việc tối ưu độ phân giải và định dạng file để in ra đẹp nhất và phù hợp với cấu hình thời điểm đó là một kỹ thuật cao cấp và phức tạp. Với Corel bạn có thể xuất trực tiếp các file có kích thước khổng lồ một cách nhanh chóng.

Corel giao tiếp với máy cắt decal
Với tính năng xuất ra định dạng file eps chuẩn và nhanh chóng nên Corel co thể giao tiếp nhanh chóng và thuận tiện với rất nhiều dòng máy cắt trung quốc và nhật. Bạn chỉ cần thiết kế file vector và có thể xuất file qua máy cắt một cách nhanh chóng.

Sau khi xuất ra định dạng file eps hoặc ai. File được đọc bởi các phần mềm này và chuyển tín hiệu qua máy cắt.

Với các dòng máy như mimaki và graptech bạn có thể cắt trực tiếp từ Corel thông qua các driver và plugin kèm theo máy.
Do xuất ra được nhiều định dạng file nên giới quảng cáo sản xuất rất thích dùng corel và dần dần nó là một phần mềm không thể thiếu trong sản xuất hàng quảng cáo.
Corel và máy cắt CNC, Laser
Cũng tương tự như máy cắt decal các dòng máy laser do trung quốc sản xuất cũng tập trung vào phần mềm Corel đặc biệt là các dòng máy laser luôn có sẵn macro dùng để cắt trực tiếp từ corel hoặc có thể xuất định dạng dxf để cắt laser. Còn đối với máy CNC bạn có thể dùng Artcam.

Với một phần mềm tương đối đơn giản về thao tác, dễ quản lý về kích thước, đối tượng cũng như vùng làm việc thông thoáng một thời gian dài Corel đã chiếm lĩnh các designer Việt Nam
Corel và Windows
Ngay từ lúc đầu, CorelDRAW được thiết kế cho Windows của Microsoft và hiện nay cũng chỉ khả dụng trên hệ điều hành Windows. Phiên bản mới nhất có tên là 2017 (thực chất là phiên bản 19), được xuất xưởng năm 2016. Phiên bản này có những điểm mới là tương thích với Windows 10, hỗ trợ độ phân giải 4K và có tính năng Font Management (quản lý Font)
Các phiên bản cho Macintosh (Mac OS Classic và Mac OS X) và Linux cũng đã từng một lần được xuất xưởng, nhưng những sản phẩm này hiện thời không còn được tiếp tục phát triển. Phiên bản cuối cùng cho Linux là phiên bản 9, ra đời năm 2000. Phiên bản cuối cùng cho Macintosh là phiên bản 11, ra đời năm 2001.
Cho đến phiên bản 5, CorelDraw cũng được thiết kế cho OS/2.
Năm 1985, Tiến sĩ Michael Cowpland thành lập hãng Corel để bán các hệ thống desktop publishing dựa trên các phần cứng của Intel.
Năm 1987, Corel thuê hai kỹ sư phần mềm Michel Boullion và Pat Beirne để phát triển một chương trình minh họa dựa trên vectơ để đóng gói với các hệ thống xuất bản desktop. Chương trình này – CorelDRAW – được xuất bản lần đầu tiên năm 1989 và được đón nhận một cách nồng nhiệt; với lý do này, Corel sau đó đã chỉ tập trung vào việc phát triển CorelDRAW.
Với sự phát triển mạnh mẽ của .NET Framework. Corel dần phát triển trên nền tảng thư viện này. Phiên bản Corel X5 đã bắt buộc cài thêm NET Framework 3.5. Nhưng với sự phát triển không ngừ nghỉ từ Adobe các phiên bản illustrator bắt đầu có thêm nhiều tính năng và hoàn thiện hơn được giới Designer đón nhận nồng nhiệt. Hiện nay các bạn thiết kế hầu như không còn nhắc đến Corel nhưng với những công ty sản xuất và thi công quảng cáo Corel vẫn giữ vững chỗ đứng trong việc triển khai sản xuất thi công.
Dù thế nào tại Việt Nam biết sử dụng nhiều phần mềm thiết kế cũng là một lợi thế. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và thành công hơn trên con đường thiết kế.
sackimltd.com